• Trang chủ
  • Tìm hiểu
  • Tiện ích
  • Thư viện
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tìm hiểu
  • Hướng dẫn xử lý đúng cách khi có biểu hiện đau ở ngực – Phần 1

Hướng dẫn xử lý đúng cách khi có biểu hiện đau ở ngực – Phần 1

Đôi khi những biểu hiện bị đau ngực không hẳn là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, nhưng cũng không nên chủ quan. Vậy bạn cần làm gì nếu xuất hiện những cơn đau ngực?

Bệnh nhân cần làm gì nếu có biểu hiện bị đau ngực?

Các bước xử trí khi bị đau ngực:

  1. Dừng lại mọi hoạt động hiện tại.
  2. Ngồi xuống nghỉ ngơi và cố gắng giữ bình tĩnh.
  3. Dùng thuốc giãn mạch (nếu được bác sĩ kê đơn), thường là Nitroglycerin dạng viên đặt dưới lưỡi hoặc dạng xịt dưới lưỡi, dùng theo đúng cách đã được bác sĩ hướng dẫn.
  4. Nếu cơn đau không đỡ sau 5 phút dùng thuốc nên gọi cấp cứu ngay.
  5. Nên liên hệ với bác sĩ về tình trạng cơn đau mà bạn gặp phải để có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh nhân nên gọi cấp cứu (ở Việt Nam bấm số 115) nếu cơn đau có đặc điểm sau:

– Là mới hoặc đau nhiều, dữ dội.
– Kèm theo có khó thở.
– Kéo dài hơn 1 phút.
– Đau hơn khi đi lại, leo cầu thang, hoặc những dạng hoạt động thể lực khác.
– Bệnh nhân hoảng sợ và lo lắng nhiều.

Biểu hiện bị đau ngực không phải lúc nào cũng là do nhồi máu cơ tim (heart attack). Nhiều người đến phòng cấp cứu với đau ngực không có nhồi máu cơ tim. Những nguyên nhân gây đau ở ngực thường gây ra bởi những nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn như đau cơ, chứng ợ nóng do dạ dày, hoặc là lo lắng quá mức. Kể cả như vậy, bệnh nhân vẫn không nên mạo hiểm đánh cược với các triệu chứng.

Tuy nhiên mọi người thường chậm trễ trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi bị nhồi máu cơ tim bởi vì họ thường nghĩ những triệu chứng này không nghiêm trọng hoặc sẽ biến mất. Khi họ nghĩ như vậy, họ có nguy cơ bị tổn thương tim vĩnh viễn – hoặc thậm chí là tử vong do các biến chứng.

Có phải biểu hiện bị đau ngực là triệu chứng quan trọng duy nhất của nhồi máu cơ tim? Không phải như vậy vì những triệu chứng khác cũng quan trọng. Thỉnh thoảng mọi người không đến bệnh viện bởi vì họ không có bất cứ cơn đau nào. Nhưng bị nhồi máu cơ tim thì không nhất thiết phải có những biểu hiện bị đau ngực. Điều này thường gặp ở phụ nữ hơn, những người bị đái tháo đường và những người hơn 60 tuổi.

Bạn cần phải rất đề phòng và lưu ý đến những triệu chứng của nhồi máu cơ tim, bao gồm:

– Đau, nặng ngực, hoặc không thoải mái ở vùng giữa ngực.
– Đau, cảm giác kiến bò, tê bì, hoặc không thoải mái ở những vùng khác ở phần trên cơ thể bao gồm cánh tay, lưng, cổ, quai hàm hoặc dạ dày.
– Khó thở.
– Nôn, buồn nôn, ợ hơi, hoặc ợ nóng.
– Đổ mồ hôi hoặc da lạnh, ẩm.
– Tim đập nhanh, trống ngực hoặc đập thất thường.
– Cảm giác hoa mắt, chóng mặt hoặc thậm chí ngất.

Những triệu chứng trên là rất quan trọng nếu nó kéo dài hơn 1 phút và vẫn tái đi tái lại (mất đi rồi lại xuất hiện). Nếu bạn nghĩ có thể mình bị nhồi máu cơ tim, gọi cấp cứu ngay lập tức (bấm số 115 ở Việt Nam). Đừng cố tự mình đi đến bệnh viện.

Tổng hợp và biên soạn bởi Hội tim mạch học Việt Nam

Chia sẻ
0

Bài viết liên quan

27/11/2020

4 cách xây dựng lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguyên nhân đau thắt ngực khó thở


Xem thêm
dau-nguc-khi-van-dong-la-bieu-hien-benh-gi
27/11/2020

Làm thế nào để tập thể dục an toàn và phù hợp dành cho người bệnh đau thắt ngực


Xem thêm
27/11/2020

Điểm danh 11 loại thực phẩm giúp bạn ngăn ngừa nguyên nhân và giảm thiểu triệu chứng của bệnh động mạch vành


Xem thêm
ic-logo
© 2018 Copyright, All Right Reserved 2018
Trang web được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Học Việt Nam.
® Ghi rõ nguồn Hội Tim Mạch Học Việt Nam khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.