• Trang chủ
  • Tìm hiểu
  • Tiện ích
  • Thư viện
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tìm hiểu
  • Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành và triệu chứng đau thắt ngực bên trái là gì?

Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành và triệu chứng đau thắt ngực bên trái là gì?

Triệu chứng của đau ngực trái từ bệnh mạch vành và có thể phải sử dụng phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành nhằm tạo lập một đường chảy tắt từ động mạch chủ tới phía sau vị trí hẹp của nhánh động mạch vành.

NỘI DUNG TÓM TẮT

  • Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành là gì?
  • Chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật
  • Khi nào cần làm phẫu thuật cầu nối chủ-vành?
  • Nguy cơ tương lai của những biến cố tim mạch
  • Đau thắt ngực không ổn định
  • Sau nhồi máu cơ tim

Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành là gì?

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ lấy một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch từ các phần khác của cơ thể bạn. Những mạch máu này sau đó được nối trực tiếp vào phía sau vị trí tắc, hẹp của động mạch vành tổn thương. Qua các cầu nối ấu, máu có thể chảy qua những nơi hẹp tắc và đến phần cơ tim được nuôi dưỡng bởi nhánh mạch vành đó nhiều hơn.

Các động mạch hoặc tĩnh mạch được sử dụng là các mạch máu có thể thay thế được. Sử dụng các nhánh mạch này không làm ảnh hưởng tới việc lưu thông máu ở nơi nó được lấy đi.

Thông thường, các bác sĩ hay dùng các động mạch nằm ngay trong lồng ngực chạy dọc theo xương ức (động mạch vú trong). Nếu sử dụng tĩnh mạch, người ta thường lấy các tĩnh mạch ở mặt trong cẳng chân (tĩnh mạch hiển). Đôi khi có thể lấy tĩnh mạch ở phía ngoài cẳng chân, cánh tay hoặc một số động mạch ở ổ bụng. Rất hiếm khi phải sử dụng các mạch máu của người khác cho hoặc mạch nhân tạo (khi động mạch hoặc tĩnh mạch của chính bệnh nhân không thể sử dụng được).

Phẫu thuật bắc cầu nối chủ – vành thường phải dùng máy tim phổi nhân tạo. Máy này sẽ hoạt động thay thế khi tim và phổi ngừng hoạt động trong khi phẫu thuật để nối được chính xác vào động mạch vành. Hiện nay, tại Viện Tim mạch Việt Nam, các bác sĩ phẫu thuật đang áp dụng một phương pháp mới cho phép nối trực tiếp các nhánh mạch vào động mạch vành trong khi tim vẫn đang đập, không phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo.

Chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật

đau thắt ngực là gì

Cảm giác lo âu là điều rất tự nhiên và thường gặp khi bạn quyết định để được mổ bắc cầu nối chủ-vành. Bạn có thể sẽ bớt lo lắng khi bạn hiểu tại sao bạn cần được phẫu thuật.

Khi nào cần làm phẫu thuật cầu nối chủ-vành?

Mảng xơ vữa gây hẹp tắc động mạch vành thường nằm ở vị trí chia nhánh của động mạch. Phía sau của nơi hẹp tắc thường có dòng máu chảy đến nhưng giảm sút.

Khi tổn thương quá phức tạp và ở nhiều nhánh, bác sĩ thường khuyên bạn nên phẫu thuật bắc cầu nối. Trong quá trình phẫu thuật, các phẫu thuật viên sẽ tạo một con đường mới (cầu nối) đưa máu vòng qua chỗ tắc nghẽn đi vào phần sau của động mạch đó.

Điều trị phẫu thuật có thể được khuyên cho các tình huống khác nhau:

Đau thắt ngực ổn định – Nguyên nhân gây đau thắt ngực do bệnh ĐMV (đau ngực) được cho là ổn định khi tần suất, mắc độ nặng, khoảng thời gian kéo dài và những yếu tố kèm theo là không thay đổi. Có một số phương án điều trị cho người có đau thắt ngực ổn định. Những phương án đó bao gồm điều trị nội khoa (thuốc) và những điều trị can thiệp (thủ thuật để mở thông chỗ tắc hoặc cầu nối qua chỗ hẹp Động mạch vành). Phẫu thuật cầu nối chủ vành (CABG) là một trong những phương pháp điều trị can thiệp. Bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định có thể cần phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành nếu triệu chứng gia dẳng và bệnh nhân không chịu được mặc dù đã điều trị thuốc đầy đủ, hoặc những hình thái hẹp đặc biệt của ĐMV như là hẹp nhiều mạch máu, hoặc nguy cơ cao của nhồi máu cơ tim và chết.

đau thắt ngực là gì

Những tổn thương nặng – Các bệnh nhân có bệnh động mạch vành nặng, bao gồm hẹp thân chung động mạch vành trái, hẹp nhiều động mạch vành và chức năng bơm máu của thất trái kém, thông thường sống lâu hơn khi được thực hiện phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành khi so sánh với những bệnh nhân điều trị bằng thuốc hoặc điều trị can thiệp ít xâm lấn hơn. Đối với một số bệnh nhân với tắc nghẽn nhiều hơn một động mạch, các bác sĩ nội khoa có thể tư vấn sử dụng cả phương pháp đặt stent và phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành để có được kết quả tốt nhất.

>>>Tham khảo bài viết chi tiết về triệu chứng đau nhói ngực trái là bệnh gì? Chủ quan sẽ khôn lường!

Nguy cơ tương lai của những biến cố tim mạch

Một số bệnh nhân được xác định là có nguy cơ cao với những biến cố tim mạch trong tương lại dựa trên nghiệm pháo gắng sức. Nghiệm pháp này có thể cho thấy sự thay đổi trên điện tâm đồ (được gọi là ECG hoặc EKG), khả năng thực hiện các bài tập kém, không nâng được huyết áp trong khi thực hiện nghiệm pháp, hoặc hạn chế dòng máu chảy đến nhiều vùng cơ tim. Dòng máu chảy đôi khi được đo lường siêu âm tim được thực hiện ngay sau khi làm nghiệm pháp.

Đau thắt ngực không ổn định

Những bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực không ổn định có thể là những ứng viên cho phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành hoặc đặt stent. Đau thắt ngực được coi là không ổn định nếu nó khởi phát thường xuyên hơn, xuất hiện với ít gắng sức hơn hoặc khi nghỉ ngơi, thường nặng hơn và kéo dài lâu hơn, hoặc thất bại trong đáp ứng với các thuốc thích hợp.

Sau nhồi máu cơ tim

Những bệnh nhân có nhồi máu cơ tim có thể được thực hiện phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành nếu việc đặt stent thất bại hoặc nếu có một số dạng tổn thương tắc nghẽn khác xuất hiện.

Chia sẻ
6

Bài viết liên quan

27/11/2020

4 cách xây dựng lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguyên nhân đau thắt ngực khó thở


Xem thêm
dau-nguc-khi-van-dong-la-bieu-hien-benh-gi
27/11/2020

Làm thế nào để tập thể dục an toàn và phù hợp dành cho người bệnh đau thắt ngực


Xem thêm
27/11/2020

Điểm danh 11 loại thực phẩm giúp bạn ngăn ngừa nguyên nhân và giảm thiểu triệu chứng của bệnh động mạch vành


Xem thêm
ic-logo
© 2018 Copyright, All Right Reserved 2018
Trang web được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Học Việt Nam.
® Ghi rõ nguồn Hội Tim Mạch Học Việt Nam khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.