Đau ngực là biểu hiện bệnh gì? Nguyên nhân gây đau thắt ngực ai cũng cần biết!
Đau ngực là biểu hiện bệnh gì? Những nguyên nhân gây đau ở ngực? là 2 cụm từ được tìm kiếm rất cao, điều đó cho thấy trong cuộc sống hằng ngày có nhiều người gặp những cơn đau ngực bất thường. Có thể là cơn đau thoáng qua hoặc kéo dài qua ngày nhưng nếu bạn không tìm ra được những nguyên nhân gây đau thắt ở ngực thì hiểm hoạ có thể khôn lường!
Đau ngực là biểu hiện bệnh gì? Vì sao không nên chủ quan?
NỘI DUNG TÓM TẮT
Đau ngực là bệnh hay gặp và không thể coi thường
Cách đây vài năm, “đau ngực là biểu hiện bệnh gì?” và đi tìm nguyên nhân đau thắt ngực là thắc mắc của những người lớn tuổi, nhưng hiện nay số người mắc phải đang dần trẻ hoá. Theo một nghiên cứu năm 2008 từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC), đau ngực được xếp vào nhóm triệu chứng hay gặp phổ biến nhất và cũng là nguyên nhân gây đột quỵ cao nhất.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội: biểu hiện đau ở ngực là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau, nhưng 50% trong số đó không phải do các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, triệu chứng đau thắt ngực chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các bệnh lý tim mạch. Điều đáng nói là không phải ai cũng nhận thức đủ và đúng khi bị đau ngực (thực tế chỉ có khoảng một phần tư bệnh nhân thấu hiểu mức độ nguy hiểm khi xuất hiện triệu chứng đau nhói ngực và xử lý kịp thời). Vì thế thông qua bài chia sẻ này, toiquantam.vn hy vọng cung cấp đến bạn tầm quan trọng và tìm ra được cách ứng biến phù hợp cho chính mình và người thân, cũng như giúp ích cho những người xung quanh nhé!
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt: Biểu hiện đau ở ngực là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau, nhưng 50% trong số đó không phải do các bệnh tim mạch!
Đau ngực có biểu hiện như thế nào thì không nên bỏ qua?
Triệu chứng đau nhói ngực thường xuất hiện với đa dạng mức độ và phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, có thể là nhói lên hay đau âm ỉ đến cảm giác như có người đấm thật mạnh vào, điều quan trọng nhất chính là dấu hiệu nào cũng có thể liên quan đến bệnh của tim hoặc phổi.
Khi nói đến đau ngực thì chúng ta sẽ nghĩ đến các bệnh về tim, nhưng theo khảo sát thì nhiều người mắc bệnh tim chia sẻ rằng sự khó chịu ở ngực của họ rất mơ hồ, khó định hình và mô tả chứ không đơn thuần là đau. Về cơ bản khi ở ngực có vấn đề thường rơi vào những cảm giác sau đây:
Cơn đau ngực nhói lên một vài phút, có thể biến mất hoặc ngừng rồi nhói lên lại, cường độ thay đổi, sẽ trở nên tồi tệ hơn khi vận động mạnh
Lồng ngực nặng trĩu và như bị bóp nghẹt, nóng râm ran bức bách
Cơn đau gây ảnh hưởng đến những vùng khác: vai cổ gáy, bả lưng và một hoặc hai cánh tay của bạn
Thở nặng nhọc, phải lấy hơi sâu
Người vã mồ hôi và ớn lạnh
Chóng mặt xây xẩm, đứng không vững, sợ ánh sáng chiếu vào
Cảm giác buồn nôn và nôn mửa
Ăn uống khó khăn vì việc nuốt như bị cản trở
Miệng cảm thấy chua đắng, thức ăn như trào ngược vào mất kiểm soát
Khi thay đổi vị trí hay tư thế của cơ thể thì cơn đau có thể đỡ hơn hoặc tồi tệ hơn
Khi bạn ho hoặc hít sau thì cơn đau tăng lên thêm
Cơn đau kéo dài liên tục trong nhiều giờ liền
Đau ngực có biểu hiện như thế nào thì không nên bỏ qua?
Những nguyên nhân gây đau ở ngực cần biết nhằm có phương pháp chữa trị kịp thời
Nguyên nhân gây đau thắt khó thở ở ngực vì các bệnh liên quan từ tim
Đau thắt ngực: sẽ rơi vào 2 dạng là ổn định và không ổn định, cơn đau không gây tổn thương vĩnh viễn đến mô tim. Cảm giác gặp phải là giống như tim đang bị ép lại và lồng ngực tạo nên áp lực, có thể còn thấy đau khó chịu ở các bộ phận khác trên cơ thể và chóng mặt say xẩm.
Viêm cơ tim: Khi bạn thấy ngực đau nhói nhẹ, áp lực lồng ngực, thở hắc khó khăn, chân sưng tấy lên và tim đập liên hồi là rất có thể đang mắc phải bệnh viêm cơ tim. Bệnh này xảy ra khi cơ thể bị virus tấn công, sẽ dẫn đến nguy hiểm như viêm và hoại tử tế bào cơ tim khi không tìm cách chữa trị kịp thời.
Đau tim: bệnh diễn ra khi có tắc nghẽn ở nhiều hoặc một động mạch dẫn truyền máu lên cơ tim, biểu hiện cảm nhận rõ rệt là tức ngực đáng kể. Bên cạnh đó còn đi kèm với chóng mặt, cơ thể toát mồ hôi lạnh, chóng mặt say xẩm, cánh tay và bàn tay tê buốt, cảm giác tim đau nhói và ngẹt thở, tim đập nhanh mơ hồ với cơ thể đang không ổn định.
Viêm màng ngoài: Bao quanh tim là một túi nước mỏng, khi bị vi khuẩn hoặc virus tấn công thì dẫn đến tình trạng viêm màng. Cơn đau ngực của bệnh này thường sẽ bắt đầu từ trung tâm hoặc bên trái, mệt mỏi bủn rủn, cơ đau buốt, đặc biệt nóng râm ran như sốt nhẹ.
Bóc tách động mạch chủ: bệnh xuất hiện khi động mạch chủ bị phình ra, vết rách bên trong các lớp thành động mạch chủ đẩy máu rỉ ra ngoài. Khi có dấu hiệu đau ngực dữ dội, liên tục và đột ngột, khó thở, cánh tay cổ vai gáy đau nhức thì hãy nhanh chóng tìm phương án xử lý, tránh để lâu sẽ nguy hiểm tính mạng.
Nguyên nhân gây đau thắt khó thở ở ngực vì các bệnh liên quan từ tim
Nguyên nhân gây đau ở ngực vì các bệnh liên quan từ phổi
Viêm màng phổi: Cũng giống như tim, phổi có lớp màng bao phủ ở ngoài để bảo vệ, và nếu chẳng may màng này bị viêm thì những cơn đâu sẽ xuất hiện khi bạn ho hay chỉ đơn giản là hít thở mạnh. Viêm màng phổi do nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là ung thư, với những triệu chứng như ho khan, khó thở, cơn đau gắt gỏng dữ dội khi thở mạnh và ho, lan ra khắp phần trên cơ thể gây khó chịu.
Thuyên tắc phổi: dấu hiệu đau ngực thế nào có thể nhận biết bệnh này? Khi thở khó nhọc, càng đau nhói hơn khi vận động, chân sưng phù, tệ hơn là ho ra chất nhầy hoặc máu trộn lẫn. Bệnh xảy ra khi động mạch phổi bị máu đông chặn đứng, lưu lượng máu đến mô phổi không thể lưu thông được. Nhiều người nhầm lẫn nó với bệnh tim mạch vì các triệu chứng giống nhau, xét theo tính cấp bách thì nguy hiểm đến tính mạng như nhau.
Phù phổi: khi cơ thể mắc bệnh phù phổi thì việc trao đổi khí sẽ bị giảm đi đáng kể, có thể dẫn đến suy hô hấp và có khả năng dẫn đến tử vong rất cao khi không phát hiện và chữa trị kịp thời. Biểu hiện khó thở, mồ hôi ra nhiều, ho ra máu và chất nhầy, bồn chồn lo lắng tim đập nhanh, da tái nhợt xanh xao.
Tràn khí màng phổi: khi có một lượng không khí bất thường tràn vào thành ngực và khoang màng ở giữa phổi thì sẽ gây ra tình trạng huyết áp thấp, thiếu oxy trầm trọng và dễ dẫn đến tử vong khi không điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cũng khá rõ ràng như đau ngực dữ dội, da nhợt nhạt, thở nặng nhọc.
Những nguyên nhân gây đau ở ngực vì các bệnh liên quan từ hệ tiêu hoá
Rối loạn thực quản: đau tức ngực do ho thường xuyên và khó khăn, đau đớn khi nhai nuốt. Nguyên nhân gây ra bệnh do co thắt thực quản lan rộng, tâm vị bị co thắt và trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ nóng: bệnh lý nguyên căn vì ăn quá nhiều, ăn thức ăn nóng hay tác dụng phụ khi phải dùng thuốc tây nhiều, vì ợ nóng lâu ngày dẫn đến đau ở vùng ngực và ổ bụng, tệ hơn là đi phân đen và nôn ợ ra máu.
Các vấn đề về tuyến tuỵ và túi mật: Khi nước tiểu và phân có sự thay đổi, sốt và nôn mửa, cân nặng cơ thể sút bất thường thì rất có thể bạn đang bị viêm túi mật hoặc tuyến tuỵ, hay sỏi mật. Vì vùng ổ bụng bị tấn công đau khó chịu nên lan toả đến vùng ngực.
Những nguyên nhân gây đau ở ngực vì các bệnh liên quan từ hệ tiêu hoá
Nguyên nhân gây đau thắt ở ngực vì các bệnh liên quan đến xương và cơ bắp
Đau cơ bắp: nguyên nhân gây ra có thể do mãn tính như đau cơ xơ hoá và kéo dài âm ỉ, bệnh lý này khiến bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi đau tức vùng ngực.
Viêm sụn sườn: sẽ thật tồi tệ khi có cảm giác đau nhói như bị đâm ở phần ngực, dần cơn đau lan ra vùng phía sau nữa. Lúc này bạn đang mắc phải bệnh viêm sụn khớp sườn, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày.
Chấn thương xương sườn: Nếu bệnh ở mức độ nặng có thể gây tổn thương đến các bộ phận nội tạng xung quanh, đau dữ dội khi thở mạnh hay di chuyển va chạm vùng xương sườn.
Có thể thấy, tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “đau ngực là biểu hiện bệnh gì?” cũng không đơn giản, vì sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, kết hợp thăm khám mới có thể biết được nguyên nhân gây đau thắt ở ngực xảy đến.
Cần làm gì khi cơn đau thắt ngực xuất hiện?
Không ít người thờ ơ trước những biểu hiện đau thắt ngực khó thở, cho rằng đây chỉ là những biểu hiện bình thường. Nhưng trên thực tế khi cơn đau thắt ngực kéo đến lại chính là dấu hiệu báo trước một bệnh lý nguy hiểm nào hoặc đau tim ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế ngay khi chớm xuất hiện, bạn cần phải:
Khẩn cấp đến bệnh viện, phòng khám, trạm y tế…gần nhất nếu có các dấu hiệu:
Đau ngực dữ dội nhiều ngày liền mà không biến mất
Việc nuốt khó khăn, ảnh hưởng đến việc ăn uống
Ho và sốt có chất nhầy, đờm màu xanh vàng
Hãy gọi ngay cấp cứu đến khi bạn:
Bị cơn đau ngực tấn công vào lòng ngực siết chặt dữ dội không thuyên giảm, khiến không thể vận động mạnh được
Đau lan truyền lên các bộ phận hàm, vai cổ gáy, cánh tay trái và giữa xương bả vai buốt nhức
Bỗng dưng bị đau ngột ngột, không thở được như ai siết chặt, chú ý có thể xáy ra sau một chuyến đi dài hoặc hậu phẫu
Triệu chứng xuất hiện trong lúc bạn đang nghỉ ngơi
Quan trọng nhất khi có biểu hiện đau thắt ngực – Hãy đề phòng ngay căn bệnh mạch vành
Cần làm gì khi cơn đau thắt ngực xuất hiện?
Đau thắt ngực biểu hiện qua những hình thái nào?
Đau thắt ngực ổn định
Các cơn đau thắt ngực ổn định biểu hiện cảm giác đau tức ngực như có gì bóp chặt, đè nặng vùng sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Cơn đau có thể lan sang hai bên vai, hai bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái hay lên cổ. Một vài trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau ở bên phải, vùng thượng vị, điều này dễ gây nhầm lẫn thành cơn đau dạ dày cấp.
Đối với những triệu chứng đau thắt ngực ổn định thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi điều độ, giúp cho nhịp tim chậm lại thì động mạch vành sẽ đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ tim và làm giảm hẳn các cơn đau.
Đau thắt ngực không ổn định
Nguyên nhân đau thắt ngực không ổn định (hội chứng mạch vành cấp) là do sự giảm đột ngột máu đến nuôi cơ tim, mà nguyên nhân thường là do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến bít tắc đột ngột toàn bộ hoặc một phần lòng mạch.
Theo Chuyên gia tim mạch cho biết, triệu chứng đau thắt ngực không ổn định thường dữ dội, kéo dài hơn so với đau thắt ngực ổn định. Các cơn đau sẽ có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ đau tăng dần, có thể trở nên tồi tệ hơn trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Đây là tình huống cần được cấp cứu khẩn cấp để tránh dẫn đến tử vong. Ngay cả khi được cấp cứu kịp thì khả năng bị di chứng về sau cũng khá nặng nề.
Những giải pháp để phòng ngừa, kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực
Những
giải pháp để phòng ngừa, kiểm soát triệu chứng đau thắt ngực
“Khi bị bệnh động mạch vành
thì sẽ mang theo bệnh đó suốt đời, nhưng hiệu quả của các phương pháp điều trị
hiện nay hoàn toàn có thể đưa chúng ta trở về cuộc sống bình thường mặc dù vẫn
đang mang bệnh. Điều này phụ thuộc vào mức độ chúng ta bị bệnh động mạch vành
như thế nào” – PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia,
BV Bạch Mai chia sẻ.
Bệnh mạch vành nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong
Nhằm cung cấp cho bạn đọc kiến thức, cách xử trí và ứng phó khi bị đau thắt ngực tại nhà và bất kỳ đâu ngoài bệnh viện, người nhà bệnh nhân có thể truy cập ứng dụng NITROXIT hoặc website https://toiquantam.vn/. Đây là 2 kênh thông tin được phát triển bởi Hội Tim mạch học Việt Nam chuyên về bệnh mạch vành với đầy đủ các nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện phòng ngừa bệnh. Bạn sẽ có được các phương pháp để xử lý khi lên cơn đau thắt ngực cấp tại nhà, các video hướng dẫn sử dụng thuốc nitrates dưới lưỡi giúp theo dõi và kiểm soát bệnh tốt hơn.
***Lưu ý: Các thuốc điều trị bệnh tim mạch là thuốc phải kê đơn, dùng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.