• Trang chủ
  • Tìm hiểu
  • Tiện ích
  • Thư viện
  • Hỏi đáp
  • Trang chủ
  • Tìm hiểu
  • Đặc điểm nhận biết và phân loại đau thắt ngực dấu hiệu do bệnh mạch vành?

Đặc điểm nhận biết và phân loại đau thắt ngực dấu hiệu do bệnh mạch vành?

Nguyên nhân gây đau thắt ở ngực thường được mô tả là nặng, tức vị trí trước ngực, sâu trong xương ức lan ra cánh tay, cổ, hàm, vai, lưng…

1. Đặc điểm nhận biết

Nguyên nhân gây đau thắt ở ngực thường được mô tả là nặng, tức vị trí trước ngực, sâu trong xương ức lan ra cánh tay, cổ, hàm, vai, lưng. Một số bệnh nhân có cảm giác như là có một vật đè nặng trước ngực họ. Bạn có thể bị đau thắt ngực nếu như cơn đau xuất hiện sau khi bạn vận động hay là vào một ngày lạnh. Các triệu chứng đau thắt ngực thường mờ dần sau vài phút nghỉ ngơi, hoặc sau khi uống các loại thuốc mà bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể đã kê cho bạn.

2. Những biểu hiện bị đau ngực được xem là triệu chứng của bệnh mạch vành

đau thắt ngực dấu hiệu

Cơn đau thắt ngực ổn định là hậu quả của sự hẹp cố định động mạch vành, do mảng xơ vữa mạch vành ổn định. Khi mạch vành bị hẹp, lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm đi, dẫn đến triệu chứng đau ngực, nhất là khi người bệnh hoạt động gắng sức hay bị stress tâm lý. Tuy nhiên, nếu người bệnh nghỉ ngơi, nhịp tim chậm lại, động mạch vành lại có thể đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ tim, nhờ vậy triệu chứng đau ngực sẽ mất đi.

Cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện do sự giảm đột ngột của dòng máu mạch vành nuôi cơ tim, thường do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch. Khác với đau thắt ngực ổn định (gặp khi bệnh nhân gắng sức), đau thắt ngực không ổn định có thể gặp kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc sinh hoạt bình thường. Triệu chứng đau thắt ngực thường dữ dội hơn, kéo dài hơn. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều, với cường độ đau tăng dần. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

đau thắt ngực dấu hiệu

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột động mạch vành nuôi quả tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim đó sẽ thiếu chất dinh dưỡng và oxy gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Nếu không được các bác sỹ tim mạch đánh giá và can thiệp sớm, vùng cơ tim đó sẽ bị hoại tử.

Đau ngực do vi mạch vành là bệnh lý biểu hiện như triệu chứng đau thắt ngực do mạch vành thông thường, nhưng lại không có hẹp động mạch vành thượng tâm mạc nhưng có rối loạn chức năng vi mạch hoặc rối loạn chức năng nội mô, gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim. Hiện tại bệnh này chỉ có cách thức điều trị bằng cách kiểm soát tốt các bệnh đồng mắc, thay đổi lối sống, sử dụng những thực phẩm lành mạnh cho tim và sử dụng một số loại thuốc làm tăng chuyển hóa năng lượng cơ tim.

Cơn đau ngực Prinzmetal là bệnh lý co thắt mạch máu hiện chưa được làm rõ nguyên nhân. Có giả thiết cho rằng đó là do sự rối loạn chức năng nội mạc gây phản ứng mạnh với các các gây co mạch như: cathecholamine, thromboxane A2, seretonin, histamine và endothelin. Rối loạn chức năng nội mạc cũng làm giảm tổng hợp Nitric Oxide và tăng quá trình phosphoryl hoá trong các sợi myosin làm co mạch. Và có sự mất cân bằng giữa các chất giãn mạch như (Nitroglycerin, prostacyclin) và các chất co mạch (endothelin, angiotensin). Một số tác giả tìm thấy sự liên quan giữa co thắt mạch vành và một số yếu tố nguy cơ như vữa xơ động mạch, rối loạn chuyển hoá Magie, hệ thần kinh thực vật hay một số biến đổi gen không rõ ràng.

Tổng hợp và biên soạn bởi Hội tim mạch học Việt Nam

Chia sẻ
0

Bài viết liên quan

27/11/2020

4 cách xây dựng lối sống lành mạnh để giảm thiểu nguyên nhân đau thắt ngực khó thở


Xem thêm
dau-nguc-khi-van-dong-la-bieu-hien-benh-gi
27/11/2020

Làm thế nào để tập thể dục an toàn và phù hợp dành cho người bệnh đau thắt ngực


Xem thêm
27/11/2020

Điểm danh 11 loại thực phẩm giúp bạn ngăn ngừa nguyên nhân và giảm thiểu triệu chứng của bệnh động mạch vành


Xem thêm
ic-logo
© 2018 Copyright, All Right Reserved 2018
Trang web được bảo trợ bởi Hội Tim Mạch Học Việt Nam.
® Ghi rõ nguồn Hội Tim Mạch Học Việt Nam khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.