Biểu hiện đau ở ngực là triệu chứng cơ bản của bệnh động mạch vành, và lúc này việc cần làm là can thiệp động mạch vành qua da để khắc phục và ngăn chặn tắc nghẽn động mạch vành.
Đặt stent động mạch vành (ĐMV) là thủ thuật được sử dụng để điều trị người có bệnh ĐMV. Thủ thuật này giúp mở đoạn động mạch bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn trong tim.
Trước thủ thuật, bệnh nhân sẽ được thông tim. Trong khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ can thiệp cho một ống thông nhỏ, mảnh vào mạch máu ở đùi hoặc tay của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ lái ống thông đó tới tim của bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang vào ống thông, và nó sẽ giúp hiện hình các cấu trúc của tim dưới màn chiếu X-quang. Một phần của nghiệm pháp này được gọi là “chụp Động mạch vành qua da”. Phương pháp này có thể cho chúng ta thấy có bao nhiêu động mạch trong tim của bệnh nhân của tắc nghẽn và mức độ nghiệm trọng của chúng ra sao.
Phụ thuộc vào kết quả chụp ĐMV, bác sĩ có thể đặt stent ngay sau chụp ĐMV hoặc không. Với thủ thuật chụp ĐMV, bác sĩ can thiệp sẽ đẩy một ống nhựa khác vào tim của bệnh nhân. Sau khi tiến đến động mạch bị hẹp hoặc bị tắc, bác sĩ can thiệp sẽ đặt một stent nơi bị tắc lớn hoặc những chỗ bị tắc. Việc này giúp mở thông động mạch tại vị trí bị tắc nghẽn và giúp tái thông lại dòng máu tới tim.
Stent ĐMV là một ống kim loại nhỏ khoảng 2.5 centimet chiều dài có vai trò như một giá đỡ giúp mở thông ĐMV trong tim. Phần lớn stent ĐMV được phủ thuốc có thể giữ ĐMV khỏi bị hẹp và tắc lại. Ngoài ra còn có loại stent không phủ thuốc, stent có lớp áo…
Tại sao cần đặt stent? – Bác sĩ có thể khuyên đặt stent nếu bệnh nhân có bệnh ĐMV và có:
Những người có đang có triệu chứng đau thắt ngực dữ dội (nghi ngờ nhồi máu cơ tim) hoặc đã có một cơn đau thắt ngực dữ dội trước đó một khoảng thời gian ngắn cũng cần được đặt stent nếu có bằng chứng tắc nghẽn động mạch vành.
Bệnh nhân cần chuẩn bị gì cho thủ thuật? – Bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 6-8 giờ trước thủ thuật. Bệnh nhân có thể cần thay đổi hoặc ngừng uống một số thuốc trước đó. Tuân theo tất cả những chỉ dẫn của bác sĩ của bạn. Nếu bệnh nhân không cảm thấy khỏe trong ngày làm thủ thuật, hãy nói với bác sĩ điều trị của mình. Tuy nhiên trong các tình huống cấp cứu thường các bác sỹ chỉ gây tê vùng để bệnh nhân vẫn tỉnh nhằm vừa theo dõi được triệu chứng vừa đảm bảo được thủ thuật diễn ra kịp thời.
Điều gì xảy ra sau thực hiện thủ thuật? – Sau thủ thuật, bác sĩ can thiệp sẽ rút ống thông ra khỏi cơ thể của bệnh nhân và đặt một cuộn băng ép để ngăn ngừa chảy máu. Bệnh nhân cần ở trong bệnh viện ít nhất là qua đêm. Trước khi rời viện, bác sĩ điều trị sẽ nói cho bệnh nhân lúc nào có thể lái xe, hoạt động, sinh hoạt trở lại.
Bác sĩ điều trị của bệnh nhân sẽ kê aspirin và những thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác để giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong stent. Việc tiếp tục uống thuốc sau khi làm thủ thuật là cực kì quan trọng, trừ khi bác sĩ điều trị nói rằng “Bạn có thể dừng uống thuốc”. Những bệnh nhân dừng uống thuốc quá sớm sẽ tăng nguy cơ bị đau thắt ngực dữ dội (nhồi máu cơ tim) hoặc thậm chí là tử vong do tái hẹp tắc trong stent hoặc phát sinh ở nhánh động mạch vành khác.
Vấn đề gì có thể xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật? – Những vấn đề thường gặp nhất đó là chảy máu, vết bầm tím và đau tại cùng mà ống thông được đưa vào. Những vấn đề này có thể tồn tại trong vài ngày, đặc biệt nếu ống thông đã được rút ra khỏi chân.
Những vấn đề khác có thể xảy ra trong hoặc sau khi đặt stent, nhưng hiếm. Chúng bao gồm:
Sau khi đặt stent, tình huống nào bệnh nhân nên gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng? Gọi cho bác sĩ điều trị của mình hoặc điều dưỡng nếu gặp bất cứ điều gì xảy ra sau đặt stent:
Nhìn chung các tình huống này hiếm khi xảy ra nhưng cần có sự chuẩn bị trước để kịp thời báo cho bác sỹ, điều dưỡng.